CÓ AI BIẾT BỆNH TRĨ CÓ LÂY KHÔNG? LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?

Người mắc bệnh trĩ vốn đã có tâm lý e ngại, khó giải bày cùng ai. Nay họ lại thêm khó xử trước sự hoài nghi của mọi người rằng liệu bệnh trĩ có lây không, có nên sinh hoạt chung với người bệnh trĩ không. 
Đây là một trong số những lý do khiến người khác dè chừng, ngại giao tiếp với người bệnh trĩ. Điều này vô tình gây mặc cảm, buồn rầu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều người đang mắc căn bệnh này.
Để tìm hiểu rõ bệnh trĩ có lây nhiễm không, trước tiên, chúng ta phải biết được đâu là nguyên nhân gây ra bệnh. Hãy cùng xem kỹ bài viết sau đây để có thể tự đưa ra kết luận cho mình nhé.

Những nguyên nhân nào gây nên bệnh trĩ

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Quỹ, nguyên Trưởng phòng nội soi Tiêu hóa, nguyên Phó khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Xanh Pôn, Phó Chủ tịch Hội Tiêu hóa Hà Nội, Trưởng ban kiểm tra Hội Tiêu hóa Việt Nam cho hay rằng:
Khảo sát của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam cho thấy tỷ lệ người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 55% dân số Việt Nam. Số người mắc bệnh ở độ tuổi 40 trở lên chiếm khoảng 60-70%.
bệnh trĩ có lây không
Bệnh trĩ ngày càng phổ biến và không chừa một ai. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến bệnh trĩ? Chúng ta hãy cùng xem qua các nguồn gốc của bệnh trĩ như sau:

icon trị trĩ an toàn

Do chế độ ăn uống

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Chế độ ăn hằng ngày thiếu chất xơ, ăn nhiều thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ, uống ít nước,… dễ dẫn đến táo bón, đi ngoài khó khăn, làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. 
Hơn nữa, những người hay uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng các chất kích thích như cafein,… gây nóng trong người cũng rất dễ mắc bệnh trĩ.

icon trị trĩ an toàn

Thói quen sinh hoạt

Người lười vận động, lười tập thể dục thể thao, người ngồi nhiều, đứng lâu làm máu huyết lưu thông kém, lại thêm áp lực lên hậu môn lâu ngày dễ dẫn đến bệnh trĩ. 

icon trị trĩ an toàn

Đặc thù công việc

Những người làm văn phòng, tài xế, bán hàng,… thường xuyên phải ngồi nhiều hay đứng lâu dẫn đến mắc bệnh trĩ.
Người làm công việc khuân vác nặng, dồn áp lực lên vùng khung xương chậu, cũng rất dễ bị trĩ.

icon trị trĩ an toàn

Người mắc các bệnh về đường tiêu hóa 

Người đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, táo bón, kiết lị,…gây khó khăn khi tiêu hóa thức ăn và đi ngoài, ngồi lâu khi đi vệ sinh, dễ tạo áp lực lên hậu môn và gây ra bệnh trĩ.

icon trị trĩ an toàn

Phụ nữ mang thai và sau khi sinh

Các phụ nữ khi mang thai thường tăng cân, thai nhi càng lớn càng tạo áp lực lên vùng khung xương chậu, làm co giãn tĩnh mạch hậu môn, cũng dễ dàng mắc bệnh trĩ.
Hơn nữa, căng thẳng, lo âu trong thời kỳ mang thai và sau sinh cũng là một trong những nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém, gây ra bệnh trĩ ở các mẹ.
Nhìn chung, có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, nhưng chủ yếu là từ thói quen ăn uống, sinh hoạt của người bệnh. 
Nhiều người vì quá chủ quan, không kiêng cữ nên bệnh càng nặng thêm, sau đó ngại giao tiếp về chủ đề này với những người xung quanh. Không những chịu đau đớn một mình, họ còn nhận những lời đồn không hay rằng có thể lây bệnh trĩ cho người khác.
Sau đây là nỗi khổ tâm của không ít người mắc bệnh trĩ trước câu hỏi Bệnh trĩ có lây không?

Một số những thắc mắc về bệnh trĩ có lây không?

Bệnh trĩ bỗng trở thành nỗi lo chung của nhiều người, kể cả những người chưa mắc bệnh. Nhiều thắc mắc đặt ra xoay quanh vấn đề bệnh trĩ có lây không, có hạn chế khi làm “chuyện ấy” không.
Chúng ta hãy cùng xem qua một số chia sẻ về chủ đề này trên các diễn đàn lớn:
Tài khoản Thi_Mo (thành viên diễn đàn Webtretho) lo lắng: “Nhà em 5 người thì hết 4 người bị trĩ rồi. Không lẽ bệnh trĩ lây hả các bác. Em phải làm sao đây, ngại đi chữa quá.”
Chị Ngô Thanh Huyền lo lắng vì bị trĩ phải “cai chồng”, phải vừa mang thai vừa chịu đựng sự khó chịu của căn bệnh này.
Có không ít người bệnh đi khám bác sĩ hoặc hỏi thăm ý kiến chuyên gia về vấn đề này để có thể tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, những hiểu biết về việc bệnh trĩ có lây không còn chưa phổ biến lắm.
Nhiều người do chưa có đủ thông tin để tự mình giải thích cho câu hỏi này nên cảm thấy hoang mang trước nhiều tin đồn từ bạn bè, người thân xung quanh. Để giúp họ giải tỏa nỗi lo ấy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bệnh trĩ có lây không ngay sau đây.

icon trị trĩ an toàn

Bệnh trĩ có di truyền không?

Bệnh trĩ, hay dân gian còn gọi là bệnh lòi dom, là tình trạng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch, làm cho các mô ở hậu môn viêm nhiễm hoặc sưng lên. 
Những điều này có thể xảy ra do áp lực trong ổ bụng hoặc do áp lực lên chính hậu môn, do các nguyên nhân như chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc,… như đã trình bày ở trên.
Do đó, bệnh trĩ không phải là bệnh bẩm sinh đã có, không có khả năng di truyền nên phụ nữ mang thai đang lo sợ bệnh trĩ có lây lan không, trẻ sơ sinh có bị lây từ mẹ không thì giờ có thể an tâm hơn rồi.
Một số ít trường hợp, gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh có khả năng di truyền như bệnh mất van tĩnh mạch. Bệnh lý này gây suy giãn tĩnh mạch ở khắp các bộ phận trên cơ thể như giãn tĩnh mạch ở tay, chân, các cơ quan nội tạng và cả ở hậu môn, dễ dẫn đến bệnh trĩ.
Như vậy, bệnh trĩ không có khả năng di truyền như lầm tưởng của một số người. Do đó, mọi người có thể an tâm, không phải hoang mang, lo sợ về vấn đề này nữa.

icon trị trĩ an toàn

Bệnh trĩ có lây cho những người sống chung không?

Mặc dù không di truyền từ những người cùng huyết thống nhưng liệu bệnh trĩ có lây không giữa những người hay sinh hoạt và làm việc chung? Điều này có thể giải thích như sau:
Trĩ, như đã nói ở trên, là vấn đề liên quan đến tĩnh mạch hậu môn, không phải là bệnh do vi rút hay vi khuẩn gì gây ra. Do đó, đây không phải là bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây lan cho những người xung quanh. 
Những người sống chung trong gia đình thường mắc trĩ cùng một lúc khiến họ lo lắng rằng bệnh trĩ có lây cho người khác không. Sở dĩ có tình trạng này là do họ cùng sinh hoạt, cùng có chế độ ăn uống giống nhau. 
Đôi khi, việc ăn uống thiếu chất xơ, lười vận động, uống ít nước, hay rặn khi đi ngoài,…của các thành viên trong gia đình làm tình trạng táo bón nặng nề hơn, dễ dàng gây ra bệnh trĩ.
Do đó, là người nội trợ trong gia đình, các chị em có thể lưu ý thêm vào thực đơn bữa ăn hằng ngày nhiều rau củ, quả có lợi cho đường tiêu hóa, ăn thức ăn mềm, thức ăn có tác dụng nhuận tràng, hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ,…. để bảo vệ các thành viên trong gia đình khỏi căn bệnh trĩ.
Mọi người có thể tham khảo các loại thực phẩm phòng tránh bệnh trĩ như sau:
  • Thực phẩm giàu chất xơ: đậu phụ, chuối, cà rốt, súp lơ, quả mơ, cam, dâu tây, ngũ cốc, các loại rau màu xanh đậm,…
  • Thực phẩm giúp nhuận tràng: một số loại rau như rau mồng tơi, rau dền, rau rau diếp cá, rau khoai lang, rau đay,…, các loại trái cây tươi như đu đủ, chuối, cùng các loại củ khác như củ khoai lang.
  • Thực phẩm giàu Magie như: cá bơn, bột yến mạch, rau chân vịt, bơ đậu phộng, quả bơ, nho khô, hạnh nhân và hạt điều sấy khô, hạt đậu nành,…
  • Mật ong, tỏi cũng cũng rất tốt do chứa các thành phần kháng sinh mạnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hãy thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt ngay từ hôm nay để không phải “sống chung” với bệnh trĩ nhé.

icon trị trĩ an toàn

Bị bệnh trĩ có quan hệ được không? Có lây không?

Theo các chuyên gia, bệnh trĩ nếu không được điều trị sớm thì có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh lý, đời sống tình dục, tâm lý khi quan hệ,… Do đó, người bệnh cũng cần quan tâm đúng cách đến vấn đề quan hệ khi đang mắc bệnh trĩ.
Thật ra, bệnh trĩ không có khả năng lây qua đường quan hệ tình dục. Tuy nhiên, người bệnh trĩ gặp các khó khăn nhất định khi quan hệ cũng như cần phải lưu ý một số điều quan trọng như sau:
  • Phối hợp quan hệ nhẹ nhàng, tránh các tư thế thô bạo để giảm áp lực lên vùng khung xương chậu và vùng hậu môn.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước và sau khi quan hệ để tránh viêm nhiễm cho cả người bệnh và đối phương.
  • Hạn chế quan hệ qua đường hậu môn. Điều này có vẻ khó khăn cho các cặp đồng tính nam vì đây là cách giao hợp duy nhất của họ. Trường hợp này, người bệnh có thể giảm tần suất và quan hệ nhẹ nhàng hơn để tránh bệnh trĩ trở nặng.
  • Giảm thời gian và tần suất quan hệ để phòng ngừa viêm nhiễm cho đối phương và hạn chế các chuyển biến nặng hơn cho người bệnh trĩ.
Quan hệ là nhu cầu sinh lý thiết yếu của con người. Đặc biệt, đây còn là sợi dây vô hình kết nối các cặp đôi lại với nhau. Do đó, chuyện giao hợp với nhau trong lúc mắc bệnh trĩ là chuyện không thể tránh khỏi. 
Người bệnh chỉ cần cố gắng hạn chế các tư thế quan hệ qua hậu môn và làm theo các lưu ý như trên thì có thể quan hệ bình thường, không sợ bệnh trĩ lây qua đường nào cho mình hoặc đối phương.

icon trị trĩ an toàn

Bệnh trĩ nội có lây không?

Không những nhiều người quan tâm Bệnh trĩ có bị lây không? mà họ còn thắc mắc rằng có phải bệnh trĩ nào cũng không lây? Lỡ mắc bệnh trĩ nội có lây không?
Bệnh trĩ nội là tình trạng các tĩnh mạch bên trong trực tràng bị giãn ra quá mức, phình to lên làm hình thành búi trĩ nằm phía dưới đường lược. Bệnh càng nặng thì các búi trĩ càng sa ra khỏi lỗ hậu môn trực tràng.
Các cấp độ của bệnh trĩ nội:
  • Cấp độ 1: búi trĩ còn nằm hẳn trong ống hậu môn.
  • Cấp độ 2: lúc rặn hay đi ngoài thì thấy búi trĩ thập thò ra ngoài, sau đó sẽ tự thụt vào.
  • Cấp độ 3: búi trĩ thường xuyên sa ra ngoài ống hậu môn hơn.
  • Cấp độ 4: búi trĩ nằm hoàn toàn ngoài ống hậu môn gây khó chịu cho người bệnh.
Các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh trĩ nội như chứng táo bón, kiết lỵ, tăng áp lực ổ bụng do mang thai, do viêm phế quản mãn tính,…, ngồi nhiều, đứng lâu, ít vận động, u bướu hậu môn trực tràng và một số nguyên nhân khác. 
Như vậy, nguyên nhân và cơ chế hình thành trĩ nội hoàn toàn là do quá trình sinh hoạt, vận động không đúng cách, hoặc do các bệnh lý đường tiêu hóa khác.
Do đó, các bạn có thể an tâm là bệnh trĩ nội không lây nhiễm và hoàn toàn có thể sinh hoạt chung bình thường với người mắc bệnh trĩ nội.

icon trị trĩ an toàn

Bệnh trĩ ngoại có lây không?

Tuy nhiên, vẫn còn đâu đó nỗi lo bệnh trĩ có lây không của những người bệnh trĩ ngoại. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về căn bệnh này ngay bây giờ.
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn sưng phồng lên do bị chèn ép quá mức, hoặc bị viêm, bị tụ máu lâu ngày mà người bệnh không kịp thời phát hiện dẫn đến bệnh trĩ ngoại.
Khác với trĩ nội, bệnh trĩ ngoại không được phân ra thành các cấp độ cụ thể mà bệnh phát triển theo kích thước ngày càng lớn dần của búi trĩ, dễ gây viêm nhiễm và khó khăn trong đi đứng, sinh hoạt cho người bệnh.
Các nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh trĩ ngoại có thể kể ra như sau: 
  • Ăn quá nhiều chất đạm, protein mà thiếu đi chất xơ, uống thiếu nước, ăn nhiều đồ ăn cay, nóng,… là một trong những nguyên nhân chính khiến hình thành búi trĩ.
  • Ngồi nhiều, đứng lâu, lười vận động khiến khí huyết ứ trệ, đặc biệt là ở vùng hậu môn dễ gây ra bệnh trĩ ngoại. 
  • Nhịn đi đại tiện, ngồi quá lâu hay rặn trong lúc đi ngoài cũng là các nguyên nhân làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ ngoại.
  • Phụ nữ mang thai làm gia tăng áp lực lên vùng khung xương chậu, cộng với việc các chị em ít vận động, kén ăn do thai nghén trong thời gian này cũng rất dễ mắc bệnh trĩ ngoại.
Như vậy, bệnh trĩ ngoại có lây không? Có nguy hiểm không?
Có thể thấy, theo các thông tin cần thiết ở trên về bệnh trĩ ngoại thì căn bệnh này cũng không phải là bệnh truyền nhiễm, không có khả năng lây lan. 
Người bệnh có thể gặp các khó khăn trong việc đi đứng, ngồi lâu, không vận động như người bình thường được nếu búi trĩ ngày càng lớn.
Bệnh trĩ ngoại có thể điều trị dứt điểm được bằng các phương pháp như phẫu thuật, dùng thuốc teo búi trĩ,…nên lời khuyên cho người bệnh là nên đi khám và chữa hẳn bệnh này.
Bệnh trĩ ngoại có thể gây một số trở ngại trong cuộc sống thường ngày nhưng nó không nguy hiểm đến mức như nhiều người xa lánh, cách ly với người bệnh.
Không những người bệnh trĩ ngoại mà ngay cả những người thân xung quanh họ cũng nên đọc kỹ các thông tin này để biết được bị bệnh trĩ có lây không, từ đó có thể sống hòa đồng hơn với những người đang mắc căn bệnh này.

icon trị trĩ an toàn

Vậy bệnh trĩ có lây cho người khác không? Bệnh trĩ lây qua đường nào?

Với tất cả các thông tin trên, chắc chắn các bạn đã có thể tự đưa ra câu trả lời cho câu hỏi bệnh trĩ có lây không rồi. 
Chúng ta khẳng định lại một lần nữa rằng: bệnh trĩ không hề lây. 
Dù là qua di truyền, qua ăn uống, sinh hoạt chung hay qua đường quan hệ tình dục thì bệnh trĩ cũng không có khả năng lây nhiễm cho người khác. 
Bệnh trĩ tuy không lây từ người này qua người khác nhưng cũng gây trở ngại không kém đến cuộc sống hằng ngày của nhiều người. Cụ thể:
  • Ở giai đoạn đầu của bệnh: đi ngoài ra máu, cảm giác ngứa, rát hậu môn, rất khó chịu khi vừa đi ngoài xong, hoặc sau khi ăn đồ cay, nóng, uống rượu, bia,…
  • Ở giai đoạn bệnh nặng hơn: đau rát dữ dội, có thể ngồi không được, phải nằm nghiêng khi ngủ, búi trĩ gây vướng víu trong sinh hoạt, đặc biệt là trong chuyện “chăn gối”, lâu dần ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Ngoài các triệu chứng khó chịu này ra, bệnh trĩ còn có các khả năng nặng hơn và gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác như polyp hậu môn, lở loét, ung thư hậu môn,… Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề bệnh trĩ và những nguy hiểm của căn bệnh này ngay sau đây. 

Bị bệnh trĩ có thể gây ra nguy hiểm gì không?

Trong trường hợp người bệnh chủ quan, không điều trị dứt điểm ngay từ những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ thì về lâu dài, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: 
  • Thiếu máu: lúc đầu chỉ là thấy máu dính trên giấy vệ sinh, sau đó, xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều hơn, màu chảy thành tia. Lúc đó, người bệnh dễ bị thiếu máu trầm trọng do thường xuyên mất máu khi đi ngoài.
Hơn nữa, hiện tượng chảy máu cùng với việc búi trĩ sa ra ngoài có thể dẫn đến bội nhiễm do vi khuẩn từ phân và nước tiểu.
  • Nhiễm trùng: bệnh trĩ có thể gây nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn. 
  • Ung thư: Các triệu chứng trên nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến ung thư trực tràng, nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
  • Suy giảm chất lượng cuộc sống: các cơn đau, khó chịu làm người bệnh căng thẳng, mệt mỏi. Hơn nữa, các hạn chế khi quan hệ cũng khiến cuộc sống vợ chồng không được viên mãn.
Ở các chị em, do vùng kín nằm gần hậu môn nên dễ bị viêm nhiễm phụ khoa, ảnh hưởng đến quá trình sinh sản sau này.
Do các biến chứng khôn lường đó mà người bệnh không thể chủ quan với bệnh trĩ được. 
Người mắc bệnh trĩ nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để xác định được tình trạng bệnh của mình. Sau đó, lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất để nhanh chóng khỏi bệnh, trở lại với cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Bệnh trĩ có tự khỏi được không?

Sau khi an tâm về vấn đề bệnh trĩ có lây không rồi, người bệnh lại loay hoay tự hỏi bệnh này có tự khỏi được không.
Cũng giống như các loại bệnh khác, bệnh trĩ cũng cần được chữa trị dù bằng bất cứ phương pháp nào.
Ví như dù là bệnh cảm cúm, chỉ là loại bệnh thông thường và nhanh khỏi nhưng nếu bạn không mặc ấm, không ăn uống, nghỉ ngơi đàng hoàng thì bệnh cũng khó lòng tự khỏi được. 
Mỗi khi có các dấu hiệu của bất cứ căn bệnh nào nghĩa là cơ thể bạn đang lên tiếng trước những thói quen xấu gây hại đến sức khỏe của chính bạn.
Vì vậy, bạn hãy nhanh chóng đi khám và điều trị. Hãy yêu thương bản thân trước khi cơ thể đi đến giới hạn của nó!
Các bạn có thể tham khảo các phương pháp trị trĩ phổ biến hiện nay như sau:

icon trị trĩ an toàn

Phương pháp điều trị nội khoa:
Bao gồm các phương pháp có thể điều trị tại nhà khi bệnh trĩ đang ở cấp độ 1 và 2.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: bổ sung chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước. 
  • Hạn chế ăn thức ăn cay, nóng, nhiều tiêu, ớt gây khó khăn khi đi ngoài, dễ làm bệnh tình nặng hơn.
  • Ngâm hậu môn với nước ấm ngày 2 – 3 lần, mỗi lần khoảng 10 phút.
  • Dùng các loại thuốc Tây y và Đông y hiện nay trên thị trường để hỗ trợ điều trị bệnh.
  • Dùng các bài thuốc dân gian từ các loại thảo dược quý trong tự nhiên. Có thể đắp ngoài hoặc uống trực tiếp tùy theo thể trạng mỗi người.

icon trị trĩ an toàn

Phương pháp điều trị ngoại khoa:
  • Các can thiệp thủ thuật dành cho bệnh nhân bị trĩ cấp độ 1, 2 như thắt dây chun, tiêm chất xơ, quang đông hồng ngoại, đốt laze,…
  • Các can thiệp phẫu thuật dành cho các bệnh nhân đã ở cấp độ 3, 4 của bệnh. 
Cụ thể là các phương pháp cắt trĩ như phương pháp Milligan Morgan (cắt riêng từng búi trĩ), Longo (sử dụng công nghệ khâu vòng), cắt trĩ kèm bóc, tách,…
Người bệnh cần thăm khám bác sĩ để biết được tình trạng bệnh của mình hiện tại mà lựa chọn cách điều trị cho phù hợp. 
Tuy đã biết được bệnh trĩ có lây truyền không rồi nhưng các bạn vẫn không nên chủ quan, cần trị trĩ sớm và dứt điểm.
Bên cạnh đó, người bệnh trĩ cần kết hợp với chế độ ăn uống giảm chất đạm và protein, tăng cường chất xơ, uống nhiều nước và vận động hợp lý để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ được tốt hơn.
Trên đây là những thông tin cơ bản giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn về bệnh trĩ hơn. Chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho thắc mắc Bệnh trĩ có lây hay không?
Hy vọng các bạn có thể áp dụng các kiến thức ở trên để giúp bản thân và người nhà điều trị bệnh trĩ thành công. 
Hãy trang bị cho mình một cuốn cẩm nang ghi chép lại các thông tin bổ ích như trên về căn bệnh trĩ cũng như các loại bệnh khác để có thể dễ dàng phòng ngừa và điều trị các bạn nhé!
Tritriantoan.com chúc các bạn sống vui, sống khỏe và tận hưởng cuộc sống mỗi ngày!
Nguồn: https://tritriantoan.com/benh-tri-co-lay-khong/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DẦU MÙ U TRỊ TRĨ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

QUÁ SUNG TRỊ BỆNH TRĨ AN TOÀN TẠI NHÀ

CÁC CÁCH TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG MẬT ONG TẠI NHÀ AN TOÀN, HIỆU QUẢ