LÁ BỎNG TRỊ BỆNH TRĨ HIỆU QUẢ NGAY TẠI NHÀ

“Mẹ thiên nhiên” ưu ái chúng ta bằng vô vàn các loại cây cỏ có tác dụng trị nhiều loại bệnh khác nhau. Ông bà ta đã biết tự trị bệnh bằng thảo dược quanh nhà từ khi các loại Tân dược còn chưa xuất hiện. 
Trong các bài thuốc hiệu nghiệm đó, có cách dùng cây lá bỏng trị bệnh trĩ được nhiều người áp dụng và có được kết quả đáng mừng. Mời bạn cùng chúng tôi khám phá những tác dụng đó của cây lá bỏng trong bài viết sau đây nhé.
cay-la-bong-tri-benh-tri-1

Giới thiệu về cây lá bỏng (đặc điểm, nơi phân bổ, các bộ phận làm thuốc, thành phần hoá học,…)

Cây lá bỏng hay cây sống đời, có tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam.) Pers, thuộc họ Crassulaceae, là loại cây cỏ có nguồn gốc từ Madagascar
Hình dáng cây lá bỏng có thể mô tả như sau: thân cây hình tròn, bề mặt nhẵn, có nhiều đốm tía, chiều cao trung bình từ 40 – 60cm. Các phiến lá tròn, dày, chứa nhiều nước, viền lá có hình răng cưa, có nhiều cây con mọc ra từ nách của phiến lá.
Nhà ai có cây LÁ BỎNG trị bệnh trĩ rất hiệu quả bạn đã biết chưa?
Hoa của cây lá bỏng có màu vàng, hồng hoặc đỏ, nở từ mùa xuân đến đầu mùa hè hằng năm.

Vậy cây lá bỏng thường mọc ở đâu nhất?

Cây lá bỏng phổ biến ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đây là loại cây dễ sống trong điều kiện có ánh sáng, khí hậu không quá khô, lạnh. Ở nước ta, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy cây lá bỏng ở ven đường, hay ở các mỏm đá trong rừng. Nhiều nơi còn trồng cây này như một loại cây cảnh.

Dùng bộ phận nào của cây lá bỏng để trị bệnh trĩ?

Tất cả các bộ phận của cây lá bỏng đều có thể dùng được. Tuy nhiên, các bài thuốc dân gian vẫn thường dùng phần lá hơn.
Nhà ai có cây LÁ BỎNG trị bệnh trĩ rất hiệu quả bạn đã biết chưa?
Theo nghiên cứu của khoa học hiện đại, trong lá bỏng có chứa các thành phần hóa học như acid malic, isocitric, acid citric, oxalic, bryophylyn, các glucosid flavonoic (gồm quercetin 3-diarabinosid hay kaempferol 3-glucosid), cùng một số hợp chất phenol như acid p-cumaric hay p-hydroxeybenzoic…
Lương y Ngô Viết Tài, Chủ nhiệm HTX Thuốc dân tộc, chùa Bộc, Hà Nội phát biểu rằng, cây lá bỏng có những công dụng nổi bật như trị bỏng, trị bệnh trĩ, viêm xoang và giải rượu rất hiệu quả.
Cụ thể, các chất chứa trong lá bỏng có tác dụng như thế nào, cây lá bỏng trị bệnh trĩ đúng không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Tại sao cây lá bỏng có công dụng trị bệnh trĩ hiệu quả cao?

Theo Đông y, lá bỏng có tính hàn, vị chua nhẹ, có tác dụng giảm đau, tiêu viêm, giải độc, cầm máu, hoạt huyết,…Do đó, lá bỏng giúp mau lành các vết thương, cầm máu ở hậu môn, sát khuẩn cho búi trĩ nên đặc biệt tốt cho người bệnh lòi dom.
Ngoài ra, ở các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á khác (như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ,…) cũng sử dụng lá bỏng thường xuyên trong các bài thuốc trị côn trùng cắn, lên sởi, phong ngứa, mụn nhọt, đau đầu, đau chân, đau mắt, sốt, viêm họng,…
Như vậy, cây lá bỏng không chỉ dùng để làm cảnh mà còn được sử dụng như một vị thuốc quý trong dân gian.

Những cách sử dụng cây lá bỏng trị bệnh trĩ hiệu quả tốt

Các cách dùng cây lá bỏng trị bệnh trĩ thường dùng phần lá còn tươi, mới hái hoặc chỉ để qua 1 đêm. Các bài thuốc dùng cây lá bỏng trị bệnh trĩ rất hiệu quả nên được dân gian truyền miệng tới ngày nay. Điển hình là: 

Ăn sống lá bỏng

Lá bỏng vốn mọng nước, chứa nhiều vitamin, lại có mùi dễ chịu nên bạn có thể dùng lá bỏng để ăn sống được. Chuẩn bị khoảng 100g lá bỏng, rửa sạch với nước muối cho sát khuẩn rồi nhai trực tiếp.
Nhà ai có cây LÁ BỎNG trị bệnh trĩ rất hiệu quả bạn đã biết chưa?
Hoặc bạn cho lá bỏng vào máy xay ra thành nước và để dành uống mỗi ngày đều được.
Đây là cách khá đơn giản để trị trĩ tại nhà bằng lá bỏng. Với cách ăn sống này, người bệnh được cung cấp thêm một lượng nước giàu vitamin, cơ thể được thanh nhiệt, giải độc và hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, tránh được tình trạng táo bón.

Đắp lá bỏng lên hậu môn trị trĩ

  • Chỉ cần chuẩn bị khoảng một nắm lá bỏng, đem rửa sạch và để cho ráo nước. 
  • Sau đó, bạn nhớ vệ sinh hậu môn sạch với nước muối pha loãng rồi mới thực hiện các bước tiếp theo.
  • Đem giã lá bỏng cho nát rồi đắp vào hậu môn, dùng miếng vải sạch cố định lại.
Nhà ai có cây LÁ BỎNG trị bệnh trĩ rất hiệu quả bạn đã biết chưa?
  • Kiên trì thực hiện mỗi đêm, sáng hôm sau rửa lại hậu môn bằng nước ấm.
  • Sau khoảng 10 ngày, bạn sẽ thấy giảm các triệu chứng ngứa, rát, khó chịu ở hậu môn, búi trĩ cũng đỡ sưng, viêm hơn.

Một số cách dùng lá bỏng trị trĩ khác

Đối với người bị trĩ nặng, người bị chảy máu khi đại tiện thì có thể tham khảo bài thuốc với lá bỏng sau đây để cầm máu, kháng khuẩn hiệu quả:
Chuẩn bị các nguyên liệu: 30gr lá bỏng còn tươi, 10gr nhọ nồi, 10gr ngải cứu, 10gr lá trắc bá. Đem ngải cứu và lá trắc bá rang cháy trên bếp, rồi sắc cùng với các thảo dược còn lại thành thang thuốc uống mỗi ngày.
Ngoài ra, nhiều gia đình miền Trung nước ta có thói quen nấu canh lá bỏng suông hoặc nấu với thịt để thanh nhiệt, giải cảm và đặc biệt là ngăn ngừa táo bón. 

Dùng lá bỏng trị bệnh trĩ bao lâu thì có hiệu quả

Nhìn chung, lá bỏng cũng là một loại thảo dược Đông y thông thường nên sẽ có những nhược điểm nhất định như sau:
  • Thứ nhất, thảo dược cần thời gian cho các tinh chất từ từ ngấm vào cơ thể. Do đó, bạn phải kiên trì thực hiện khoảng 1 tháng hoặc lâu hơn mới thấy được các chuyển biến tích cực của bệnh.
  • Thứ hai, việc dùng cây lá bỏng trị bệnh trĩ chỉ nên thực hiện khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh chưa có các biến chứng nghiêm trọng như apxe hậu môn, nhiễm trùng máu,…
  • Thứ ba, lá bỏng dễ tìm, ít tốn kém nên nhiều người tự hái về dùng vô tội vạ dễ dẫn đến quá liều, ngộ độc.
Vì vậy, để sử dụng cây lá bỏng trị bệnh trĩ một cách an toàn, hiệu quả, người bệnh cần đọc kỹ các lưu ý sau.

Các lưu ý khi dùng cây lá bỏng trị trĩ

Cách dùng lá bỏng trị bệnh trĩ chỉ nên áp dụng cho các bệnh nhân đang ở giai đoạn đầu của bệnh. Khi bệnh đã ở cấp độ 3, 4, búi trĩ sa nhiều gây vướng víu trong sinh hoạt thì người bệnh nên dùng các biện pháp thủ thuật hay phẫu thuật để trị dứt điểm.
Hơn nữa, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống nhiều nước, bổ sung các thực phẩm giúp nhuận tràng để tránh táo bón – nguyên nhân chính dẫn đến bệnh trĩ. Tập luyện thể dục mỗi ngày, ít nhất là 30 phút để có được một cơ thể khỏe mạnh, có đủ sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật.
Không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá,…Hạn chế khiêng vác hay tập luyện với cường độ nặng để tránh búi trĩ bị sa ra nhiều hơn.
Sau thời gian dùng các cách trị trĩ dân gian bằng lá bỏng, nếu thấy bệnh có những chuyển biến xấu thì cần đến gặp bác sĩ ngay để được theo dõi và can thiệp kịp thời.
Tóm lại, bệnh trĩ cũng có những biến chứng nguy hiểm không kém, nặng nề nhất là ung thư hậu môn, nên người bệnh không thể chủ quan được.
Hãy thực hiện đều đặn các bài thuốc dân gian dùng cây lá bỏng trị bệnh trĩ như trên mỗi ngày. Hoặc làm phẫu thuật cắt trĩ để trị khỏi bệnh sớm nhất có thể. 
Tritriantoan.com húc các bạn sớm lấy lại sức khỏe và an tâm tận hưởng cuộc sống nhé!

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DẦU MÙ U TRỊ TRĨ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

QUÁ SUNG TRỊ BỆNH TRĨ AN TOÀN TẠI NHÀ

CÁC CÁCH TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG MẬT ONG TẠI NHÀ AN TOÀN, HIỆU QUẢ