LÁ THẦU DẦU TÍA TRỊ BỆNH TRĨ TẠI NHÀ HIỆU QUẢ




“Bệnh trĩ khó nói ai ơi
Ai mà bị bệnh kêu giời chịu đau”
Bệnh trĩ không chừa một ai, từ người trẻ cho đến trung niên, người già. Đây vốn là căn bệnh nhạy cảm, khó nói nên nhiều người chịu đau đớn chứ không đi khám và điều trị. 
Hôm nay, để giúp người bệnh trĩ an tâm trị bệnh tại nhà, chúng tôi đã tìm hiểu và mang đến cho bạn các cách trị trĩ dân gian hay dùng, đặc biệt là cách dùng lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ.
la-thau-dau-tia-chua-benh-tri-dai-dien

Cây thầu dầu là loại cây gì? (tên khoa học, nơi có nhiều, bộ phận sử dụng, thành phần hoá học)

Thầu dầu tía là một loại thảo dược phổ biến trong Đông y, thường được gọi với tên là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma.
Tên khoa học của thầu dầu tía là Ricinus communis L, là loại cây mọc nhiều ở mọc nhiều ở vùng rừng núi Tây Bắc nước ta (như ở Hòa Bình, Hà Giang, Vĩnh Phúc, Lào Cai,…).
Lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ hữu hiệu 85% người mắc bệnh không biết
Lá thầu dầu tía
Loại cây này vẫn sống được ở vùng đồng bằng nhưng ít thấy hơn.
Nhiều người chỉ xem thầu dầu tía như một loại cây mọc dại mà chưa biết cách dùng loại thảo dược này để trị bệnh.
Cả lá, thân và hạt của cây thầu dầu tía đều dùng để trị bệnh được.
Cụ thể:
  • Theo các nghiên cứu của khoa học hiện đại, hạt thầu dầu tía chứa lượng tinh dầu rất cao, chiếm từ 40 – 50%, 25% chất anbummoit và có 0,15% ricin (lưu ý, ricin là chất độc với cơ thể nên không được dùng bằng đường uống).
  • Lá thầu dầu tía giàu axit tactric, axit xitric, axit corydalic, axit amin, rutonozit, quexitrin, astragalin, rixin = 1,3%Đặc biệtchất ricin trong lá già nhiều gấp 2 lần lá non.

Công dụng của cây thầu dầu đối với  bệnh trĩ 

Ngoài các công dụng được nhiều người biết đến như chữa đau đầu do cảm, chữa sa tử cung và trực tràng hay làm thuốc tẩy nhẹ, thầu dầu tía còn có tác dụng trị trĩ hiệu quả.
Cụ thể, lá thầu dầu tía là thảo dược có tính bình, vị ngọt, có tác dụng tốt trong việc kháng viêm, ngứa, giải độc, tiêu thũng bài nung,…
Do đó, lá cây thầu dầu tía được sử dụng trong các bài thuốc làm giảm các triệu chứng ngứa, rát hậu môn, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất tốt.
Lưu ý: vì trong lá thầu dầu tía chứa thành phần ricin là chất độc với cơ thể nên người bệnh trĩ tuyệt đối không sắc lấy nước uống, chỉ dùng các cách trị bệnh ngoài da như sau.

Top 5: Cách sử dụng cây thầu dầu trị bệnh trĩ hiệu quả

Người bệnh trĩ có thể tham khảo các cách trị trĩ tại nhà bằng thầu dầu tía như sau:

Cách 1: Dùng lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ bằng cách rửa trực tiếp hậu môn     

Các bước thực hiện như sau:
  • Dùng khoảng một nắm lá thầu dầu tía đem đi rửa sạch với nước muối pha loãng cho sạch khuẩn.
  • Nấu một nồi nước sôi rồi cho lá thầu dầu vào.
  • Chờ khoảng 5 – 7 phút cho tinh chất trong lá hòa tan vào nước.
  • Đổ nước từ nồi ra thau và đợi cho tới khi nước còn âm ấm.
  • Đặt hậu môn vào thau nước hoặc dùng nước trong thau để rửa hậu môn.
Lưu ý: cần vệ sinh hậu môn với nước sạch trước và sau khi dùng lá thầu dầu.
Kiên trì thực hiện cách này từ 1 – 2 lần mỗi ngày sẽ giúp kháng khuẩn, kháng viêm, hỗ trợ làm teo búi trĩ.

Cách 2: Dùng lá thầu dầu đắp trực tiếp vào hậu môn

Nếu muốn đơn giản, dễ thực hiện hơn, bạn có thể dùng lá thầu dầu tía đắp trực tiếp vào hậu môn.
Cách này cũng có hiệu quả điều trị các triệu chứng ngứa, rát, viêm nhiễm của bệnh trĩ giống như cách rửa bằng nước lá thầu dầu vậy.
Tuy nhiên, với cách đắp lá thầu dầu tía này, bạn chỉ cần thực hiện 1 lần/ngày.
Cách làm như sau:
  • Chuẩn bị khoảng 3 – 5 lá thầu dầu tía. Mang lá đi rửa với nước sạch, để ráo nước.
  • Đem lá thầu dầu giã chung với một ít muối để tăng tính sát khuẩn.
  • Rửa hậu môn với nước ấm và lau cho khô.
  • Đắp trực tiếp phần lá vừa được giã xong vào hậu môn, rồi dùng một miếng vải sạch giữ cố định, để qua đêm.
  • Sáng hôm sau, vệ sinh hậu môn lại bằng nước ấm và lau khô.
Đối với cách trị trĩ dân gian này, bạn cần kiên trì một thời gian dài, không nên bỏ cuộc ở những ngày đầu vì các tinh chất trong thầu dầu tía cần thời gian ngấm vào hậu môn.

Cách 3: Dùng hạt thầu dầu tía trị bệnh trĩ

Các bạn cũng có thể tận dụng hạt thầu dầu tía để trị bệnh trĩ.  
Lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ hữu hiệu 85% người mắc bệnh không biết
Cách tiến hành như sau:
  • Chuẩn bị 9 hạt thầu dầu tía và 9 con học trò nước.
  • Đem đi rửa sạch và để ráo nước.
  • Đem giã 2 nguyên liệu này cho hòa quyện vào với nhau.
  • Đảo đều hỗn hợp trên trên bếp với giấm thanh cho tới khi nóng đều. Tắt bếp và để hơi nguội rồi cho hỗn hợp lên một miếng vải sạch và đắp lên huyệt bách hội. 
(Huyệt bách hội nằm ở điểm lõm ngay trên đỉnh đầu của con người, là điểm giao nhau giữa đường nối 2 đỉnh vành tai với đường dọc cơ thể. Bạn có thể gấp 2 vành tai về phía trước để dễ xác định hơn)
Lương y Nguyễn Thanh Thúy nhận xét: “Trong y văn có lưu lại phương pháp dùng hạt thầu dầu tía giã dập, trộn với thục và đắp lên huyệt bách hội ở đỉnh đầu để giúp búi trĩ sa ra ngoài co lên nhanh hơn.”
Lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ hữu hiệu 85% người mắc bệnh không biết
Tuy nhiên, đối với cách trị trĩ bằng hạt thầu dầu tía này, bạn không nên để quá lâu ở hậu môn vì hàm lượng chất độc ricin cao trong hạt thầu dầu dễ ngấm vào cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.

Cách 4: dùng bột hạt thầu dầu tía trị bệnh trĩ

Hạt thầu dầu tía mang tới tác dụng giảm các triệu chứng đau, rát khó chịu của bệnh trĩ, ngăn ngừa viêm nhiễm ở búi trĩ. Tuy nhiên, việc thu hái hay mua hạt về sử dụng thường mất nhiều thời gian và công sức.
Để việc trị trĩ bằng hạt thầu dầu tía được nhanh, gọn hơn, người bệnh có thể mua hạt với số lượng nhiều rồi tán thành bột mịn, để dành uống với nước sau bữa ăn.

Cách 5: kết hợp lá thầu dầu tía và lá vông trị bệnh trĩ

Trong Đông y, lá vông được biết đến là loại thảo dược có vị hơi chát, tính bình, được dùng để an thần, sát trùng, trừ phong thấp, tiêu ích,…
Do đó, dùng kết hợp lá thầu dầu và lá vông mang lại hiệu quả cao hơn trong hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
Cách tiến hành như sau:
  • Chuẩn bị: lá thầu dầu và lá vông mỗi thứ một nắm.
  • Đem rửa sạch và để ráo nước rồi mới sử dụng tiếp.
  • Giã nhuyễn 2 nguyên liệu này lại với nhau.
  • Cho hỗn hợp vừa được giã xong lên một miếng vải sạch, hơ trên lửa cho nóng rồi đắp trực tiếp lên hậu môn.
Hỗn hợp trên khi nóng lên làm giãn nở các mạch máu ở hậu môn, khiến khí huyết lưu thông và các tinh chất dễ dàng được thẩm thấu hơn.
Cần lưu ý là, các phương pháp dân gian trị trĩ ở trên cần sự kiên trì và theo đuổi của người bệnh để đạt hiệu quả tốt nhất.
Người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ và đọc kỹ các báo cáo của chuyên gia về mỗi thành phần trong bài thuốc muốn áp dụng trị trĩ, tránh các mẹo “mê tín dị đoan”.

Câu chuyện đội lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ   

Bệnh trĩ là bệnh do đám rối tĩnh mạch ở hậu môn, cần thời gian để điều trị, không thể nóng vội được.
Thế nhưng, thời gian gần đây, ở Nghệ An lại rộ lên tin đồn dùng lá thầu dầu đội lên đầu có tác dụng trị bệnh trĩ dứt điểm.
Lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ hữu hiệu 85% người mắc bệnh không biết
Theo đó, người bệnh ngoài sắc thuốc của một vị lương y tên Thành để uống thì còn phải đội lá thầu dầu tía trên đầu ngày 2 lần, sáng và tối.
Vị lương y này cho hay, vì lá thầu dầu có tính “thăng đề” (đi lên), khi đội lên đầu sẽ phát huy tác dụng làm kéo búi trĩ trở về vị trí ban đầu.
Đến nay, vẫn chưa có báo cáo khoa học nào chứng minh được khả năng trị trĩ của cách làm khác thường này.
Vì thế, nếu được ai đó mách bảo dùng lá thầu dầu tía đội lên đầu để trị trĩ, bạn không nên vội vàng áp dụng ngay.
Khi có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, thăm khám bác sĩ nên là giải pháp đầu tiên.
Sau đó, nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, các bạn có thể dùng các cách trị bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía để điều trị bệnh tại nhà.

Cây thầu dầu tía có chứa độc tính vậy làm sao trị được bệnh trĩ? 

Như đã trình bày ở trên, chất ricin trong thầu dầu tía là chất độc, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của người dùng.
Theo chia sẻ của GS. Đỗ Tất Lợi, chất độc ricin chỉ với một lượng nhỏ cũng có thể gây chết người.
Dùng từ 3 đến 4 hạt thầu dầu tía có thể khiến trẻ em tử vong, và đối với người lớn là 14 đến 15 hạt.
Theo như khoa học lý giải, sở dĩ ricin có thể gây chết người là vì cơ chế làm vón hồng cầu và bạch cầu của nó.
Vậy làm sao trị được bệnh trĩ bằng cây thầu dầu đây? Chẳng may bệnh trĩ chưa kịp khỏi mà đã phải vào viện vì ngộ độc ricin thì biết làm sao?
Bạn không cần phải quá lo lắng. Hãy xem kỹ lại các bài thuốc với lá và hạt thầu dầu tía ở trên một lần nữa. 
Các bài thuốc trên đều dùng thầu dầu tía để đắp hay rửa ngoài da, chất ricin không được hấp thụ trực tiếp vào bên trong cơ thể nên không đáng lo ngại.
Hơn nữa, ricin bị phá hủy ở nhiệt độ cao nên người bệnh có thể ăn hạt thầu dầu đã được nấu hay xào lên để không bị ngộ độc.
Như vậy, tuy thầu dầu chứa lượng độc tính nhất định nhưng vẫn có thể trị bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía tại nhà được. Chỉ cần người bệnh làm theo các hướng dẫn dùng dùng cây lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ như trên là sẽ thấy được hiệu quả.

Có thể mua cây thầu dầu tía ở đâu?

Sau các thông tin lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ, ngày càng có nhiều người tìm mua loại cây thảo dược này làm bài thuốc trị trĩ an toàn, không đụng tới “dao kéo”.
Lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ hữu hiệu 85% người mắc bệnh không biết
Thầu dầu tía mọc dại nhiều ở các đường làng, các bụi rậm phía Bắc nước ta. Thân cây cao 4 – 5m, lá lớn, có chùy chân vịt sâu, có răng cưa, và cuống dài.
Hiện nay, có nhiều địa chỉ rao bán lá và hạt thầu dầu tía còn tươi, giá rẻ, cam kết hàng thật,…Tuy nhiên, người bệnh trĩ nên cẩn thận vì có thể “tiền mất tật mang”.
Các địa chỉ mua bán này thường cung cấp thầu dầu tía không rõ nguồn gốc, đôi khi lẫn các tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe người bệnh.
Nếu không tìm được cây thầu dầu tía ở quanh nhà hay ven đường, các bạn có thể tìm mua các sản phẩm chế biến thầu dầu tía thành cao hay tinh dầu để sử dụng.
Lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ hữu hiệu 85% người mắc bệnh không biết
Các biện pháp như dùng lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ chỉ có tác dụng khi bệnh ở cấp độ 1, 2 (giai đoạn nhẹ). Khi bệnh đã nặng rồi thì các cách điều trị bằng cây thảo dược như trên thường không có tác dụng.
Vì vậy, người bị trĩ nên đến gặp bác sĩ để chẩn đoán tình trạng bệnh của mình hiện tại và lựa chọn cách điều trị cho phù hợp.
Bệnh trĩ tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây nhiều vướng víu, khó chịu trong sinh hoạt thường ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Do đó, bạn cần trị trĩ dứt điểm càng sớm càng tốt, đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống nhiều chất xơ, tập luyện thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để ngăn bệnh tái phát và trầm trọng hơn.
Trên đây là các thông tin về lá thầu dầu tía trị bệnh trĩ mà Tritriantoan.com cung cấp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn và những người thân yêu.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

DẦU MÙ U TRỊ TRĨ HIỆU QUẢ TẠI NHÀ

QUÁ SUNG TRỊ BỆNH TRĨ AN TOÀN TẠI NHÀ

CÁC CÁCH TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG MẬT ONG TẠI NHÀ AN TOÀN, HIỆU QUẢ